top of page
Ảnh của tác giảAmy Duong, Nikkiduong

Tô Ngọc, Khách Văn Chương Nếm Trải Sự Đời Qua Tác Phẩm

Kỷ niệm 100 ngày tạ thế quy hương của Tô Ngọc, bằng hữu không biết xưng danh hiệu là gì cho đúng trước bút danh của anh như: Nhà báo, nhà văn, nhà phê bình, nhà kỹ thuật... Tô Ngọc (?); bởi anh xuất thân là nhà báo, nhưng bên cạnh những thiên phóng sự gây tác động sâu xa về lĩnh vực thông tin, anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn, hồi ký giàu tư tưởng sáng tạo và đầy cảm xúc. Anh cũng là tác giả của những bài phê bình, nhận định cập nhật và sắc bén. Chính tài năng và bản lãnh đã đưa anh lên giữ chức chủ tịch Hội Ký Giả Việt Nam một thời trước năm 1975... Và, trên bước đường tỵ nạn, tôi được gặp anh tại Sacramento, thành phố thủ phủ tiểu bang California khi anh vừa làm nhà báo vừa là nhà kỹ thuật “lay out” vi tính cho báo Tiếng Vang.

Ra đi ở chặng đường đời 85, sau hơn nửa thế kỷ chung thủy với nghiệp văn chương, Tô Ngọc đã thành danh và xác định được cho mình một chỗ đứng vững vàng và được độc giả cũng như giới văn bút mến mộ.

Kẻ đang viết những dòng nầy được tiếp cận khá thường xuyên với anh Tô Ngọc khi anh từ San Jose lên Sacramento làm báo.

Tô Ngọc là một mẫu người Việt Nam “thuần chủng”. Tôi xin mượn tạm một hình dung từ đầy tính biểu tượng như thế vì nhân vật Tô Ngọc tuy sinh ra ở miền Bắc, nhưngnếm vị tình yêu ở miền Trung, trải nghiệm sự đời ở miền Nam và kết thúc chuyện đời ở miền... Phương Ngoại Hoa Kỳ! Khi một người không bị cột buộc vào một chuỗi thói quen gọi là… văn hóa thì người ấy là một nhân vật tự do vềnhững ràng buộc không đâu của định kiến là dân xứ nầy, người xứ nọ. Thật vậy, anh Tô Ngọc có một điệu sống nhẹnhàng, đơn giản nhưng có sức cuốn hút như tiếng huýt giócủa người viễn khách từng trãi nhưng hóa ra là một điệu nhạc vui tai.

Là người xứ Bắc, Anh có sự tinh tế đáo để trong khôi hài. Cười cợt nhẹ huênh như không mà hàm chứa nội lực đủ làm cho đối tượng bị cười ngậm đắng làm vui. Khi viết những phóng sự hay phân tích tâm lý, nhân vật thù cũng như bạn, bút pháp Tô Ngọc cũng rất ít khi khoan nhượng nửa vời mà mở ngõ tới nơi. Vũ khí châm chọc cái dở vàphân tích cái hay của Anh không đến từ kinh điển mà từkinh nghiệm sống. Bởi vậy, tinh thần hiện thực phê phán của Anh trong quá trình sáng tác văn truyện là trực diện vàxông xáo của một nhà báo hơn là nhà văn.


Là người có tình yêu thanh tân cô gái Huế, nhà báo TôNgọc sẽ tự nguyện thành nhà văn và có khi là nhà thơ sau những trận mạc xông pha của một nhà báo không sợ “thẳng mực Tàu đau lòng gỗ” trong bút luận của Anh có sức thuyết phục riêng đối với người đọc.

Tôi được chị Lệ Hồng phân công giới thiệu tác phẩm Sự Đời trong ngày Bằng Hữu Tưởng Niệm 100 ngày mất của Anh nhưng dịch Covid -19 đã làm ngăn ngại nên chương trình không thực hiện được. Thế là tôi có thêm thìgiờ “cách ly” để đọc và nhớ nhân vật cũng như tác giả TôNgọc.

Buổi đầu gặp và làm quen với Anh đâu khoảng chừng 20 năm trước tại thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California nầy, đã có lần anh Tô Ngọc độ tuổi “cổ lai hy U-70” khoe với tôi rằng, ngày xưa lẽ ra Anh làm rể Huế. Tôi… hù anh tả tơi, rằng là, nghe nói “Những ông chồng lấy vợ Huế khi chết đều được vào trót lọt cổng Thiên Đường vì Thần Luyện Ngục cho rằng, việc khó như thế màkhi sống làm được thì mọi chuyện khác đều dễ dàng thôi!”. Nhưng Anh vẫn quyết tâm “dẫu ai nói ngã nói nghiêng, Ngọc đây vẫn giữ như kiềng ba chân…” là Anh vẫn mãi mãi mơ ước làm người tình xứ Huế. Thế rồi hơn hai mươi lăm năm sau, cũng chính nơi cái thành phố Sacramento Cali nầy, tôi ngờ ngợ khi gặp anh Tô Ngọc đi với người vợnói giọng Huế: Chị Lệ Hồng, người tình núi Ngự sông Hương của Anh từ cái thuở ban đầu “thương dễ sợ” ấy đãđi hơn nửa vòng đời từ Việt Nam, qua Đức và về Mỹ đểxây tổ ấm trong hết nửa đời sau nơi vùng đất tha hương xa xôi nầy. Tôi thật sự cảm động. Phải chăng vì tôi là dân Huế? Thưa không… tôi chỉ là con nhà Huế lang bạt nhưng trân quý những hẹn hò chung thủy một đời. Rứa thôi!


Đặc biệt nhất là hồng nhan tri kỷ Lệ Hồng của TôNgọc, một thời tóc thề, áo trắng, nón bài thơ… Ngày xưa, lần đầu gặp nhau trên đất Mỹ, biết tôi là dân Huế nên người nghệ sĩ Tô Ngọc đã tỉ tê tâm sự về mối tình rất Huế “lấy nhau không đặng thương hoài ngàn năm” ấy. Không ngờgiấc mơ lãng tử lại biến thành hiện thực. Chuyện tình ba mươi năm trước trên quê hương và cuộc hội ngộ tình nhân ba mươi năm sau nơi quê người (khi chị Lệ Hồng đang ởĐức và anh Tô Ngọc Mỹ) đã thành tình sử vợ chồng ởvùng đất Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California. Thiên tình sử nầy là phần mở đầu duyên dáng và thú vịnhất của tác phẩm Sự Đời: Những cảnh tri ngộ bất ngờ, những dòng thư và thơ ân tình trao gửi, những trăn trở vàhạnh phúc, những mơ ước và hiện thực của mảnh đời tỵnạn tha hương… đã mở đầu làm tươi mát cả cả không gian và thời gian. Nếu chọn những trang mở đầu nầy như làphần khai bút, là lời phi lộ cho tác phẩm thì thật là ý vị.


Bẵng đi một dạo, chị Lệ Hồng (và anh Tô Ngọc?) cho ra đời đứa con. Xin chớ vội giật mình vì đây là đứa con văn nghệ: Tạp chí Chính Văn. Tôi được mời tham gia trong ban biên tập. Vốn là người viết lách a-ma-tơ, cộng thêm tuổi đời quá lứa thất thập cổ lai hy, tôi chỉ dám hứa thỉnh thoảng có bài với Chính Văn cho vui thôi. Được biết anh Tô Ngọc tuy đã “gác kiếm” văn chương. Nhưng khách văn chương dẫu có gác bút thì cũng không đến nỗi như ngựa chiến giãtừ sa trường thành ngựa thồ vì vẫn còn đôi khi góp mặt với đời vài câu thanh nghị. Mấy năm báo Chính Văn đếu đặn ra mắt bạn đọc, những khuôn mặt văn bút Bắc Cali lại có dịp hội ngộ với anh chị Tô Ngọc – Lệ Hồng. Sinh hoạt văn bút đã làm anh chị linh hoạt và tươi mát hơn trong độ tuổi cao niên “biết sông về đâu mà hẹn, biết đời bao xa mà chờ…” nên tinh thần của Chính Văn “vui là chính”.


Nhưng cuộc vui nào cũng có lúc tàn, cuộc tình nào cũng có lúc tán và cuộc đời nào cũng có lúc tan! Cứ an nhiên gối trên vô thường mà ngủ. Anh Tô Ngọc đã đi vềmiên viễn vào ngày 10-12-2019. Anh đã nhanh chân ra đi ngay trước khi Cô Vy bùng nổ nên người thân, văn hữu vàbằng hữu còn được dịp trực tiếp đến thăm Anh, chia buồn củng tang quyến và nói lời từ ly.  


Những ngày tiễn biệt cuối cùng anh Tô Ngọc, có lẽ rất ít người thế hệ U-80, U-90 lại chứng kiến một cuộc chia ly đẫm nhiều nước mắt của “đôi lứa tình già” Lệ Hồng-TôNgọc lại miên man ngập tràn cảm xúc đến như thế. Người tình xứ Huế hơn 50 trước khóc sướt mướt, khóc mùi mẫn ngày này qua ngày nọ như nước sông Hương vì lấy nhau không đặng; nhưng 50 năm sau còn khóc vùi như khúc sông American River Sacramento ngày đưa Anh về vĩnh cửu…!


Khách văn chương Tô Ngọc chia tay tại thành phốSacramento tuổi thượng thọ, đủ thời gian nếm trải sự đời. Tuổi thọ của nghệ thuật và nghệ sĩ thường không đếm bằng năm tháng mà đếm bằng dấu ấn để lại trong lòng người vàtầm sâu, tầm lâu và tầm xa của tác phẩm. Anh an lạc ra đi trong sự tiếc thương của người thân và bằng hữu. Tác phẩm cuối cùng của nhà báo, nhà văn Tô Ngọc góp mặt với dòng văn học nghệ thuật tiếng Việt Hải ngoại là tuyển tập văn bút Sự Đời. Vì tác phẩm được thành hình và dự tính ra mắt trong dịp kỷ niệm 100 ngày anh Tô Ngọc ra đi nên bằng hữu – nhất là những “cụ bạn” cao niên rắn mắt và dí dỏm dàng trời – cảm nhận được niềm vui thú vị qua cái tên đặt cho tác phẩm là Sự Đời. Ôi! Cái “Sự đời” trong góc khuấtđầy hài tính của dân gian rất đơn giản mà cũng lắm nhiêu khê và đầy góc cạnh đã làm chết đuối bao nhiêu gã mày râu… một mảnh tài hoa thiên cổ lụy. Sự Đời với nhà báo, nhà văn Tô Ngọc là một “tập đại thành” đầy âm thanh vàmàu sắc của cuộc sống xung quanh cũng như trải nghiệm qua hiện thực dòng sống của chính mình.


Cầm quyển Sự Đời trên tay tôi mỉm cười lặng lẽ, nhớđến lời nhận xét “ngoài luồng” của nhà văn Ngô Viết Trọng khi anh gọi tôi và thắc mắc về khái niệm khá phong phúcủa hai chữ “Sự Đời” như trong thế giới bình dân đầy hài tính. Cả hai chúng tôi đều vô hình trung đồng tình tán dương sự nhạy bén của người chọn lựa cái tên Sự Đời cho tập văn cuối cùng của Tô Ngọc. Cái tên thật là khéo bởi nónói lên được nhiều mặt thanh và thô, nghiêm trang và dídỏm, thánh thiện và đểu cáng của cuộc đời mà tác giả TôNgọc thường dư bản lĩnh khai thác tận tình trong tác phẩm.


Với hơn 250 trang, tác phẩm Sự Đời đã dành phần mởđầu là phần thương tưởng và hoài niệm của gia đình cùng thân hữu khi anh vĩnh viễn ra đi. Với nguồn cảm xúc sâu lắng trong những giờ tiễn biệt, sự đồng cảm của người thân, giới hâm mộ cũng như anh chị em văn bút có mặt trong giờtang lễ, tất cả tình cảm chân thành và hoài niệm ấm áp dành cho Anh đã tạo ra cảm giác rằng, sự ra đi của anh Tô Ngọc không phải là sự biến mất giữa đời mà tưởng như là một chuyến về thăm êm đềm chốn quê hương thiên cổ.


Đến với anh Tô Ngọc bằng tình thân hữu văn bút trong bao năm qua tại Sacramento tôi thường nghĩ đến Anh như một nhà báo vì chỉ đọc những bài phóng sự cũng nhưtường thuật thời thượng và nóng bỏng của anh. Và cho đến khi đọc Sự Đời với 16 bài viết của anh dàn trải trên 250 trang tôi mới vỡ lẽ ra rằng, Tô Ngọc cũng là nhà văn độc đáo tài hoa. Qua những bài Ngứa và Gãi, Bắc Kỳ Rau Muống, Cái Khoái Thứ Tư, Chửi, Nói Phét, Phi Yến Thu Lâm… Tô Ngọc đã để lộ nguyên hình một Tôn Ngộ Không thỉnh kinh – Kinh phá tà giữa một thời đầy tà ma quỷ ám – cho đời và cho thiên chức của những người cầm bút. Đó làsự cực tả, mỉa mai, phê phán và quyết đấu tận cùng một trong những tội ác diễn ra mọi thời và mọi nơi trong xã hội loài người: Quân tử trá hình (ngụy quân tử), lẽ phải về hùa với kẻ mạnh và đạo đức là trò chơi trong tay người quyền thế.

Nếp sống chuộng nhân văn, nhân ái nhưng cũng lắm lúc thật phi nhân và bất nhân trên quê hương Việt Nam trong thế hệ chiến tranh và hòa bình tao loạn đã làm cho chúng tôi mỏi nản trước sự đời vinh nhục. Những bài viết trong Sự Đời qua lối nhìn hiện thực của một nhà báo, kết hợp với tầm nhận định dí dỏm mà tinh tường, sắc nhọn bằng sự trải nghiệm đa diện và dạn dày của một tay bút bản lĩnh và từng trãi như Tô Ngọc đã dấy lên một sức hút do sựtò mò, ngạc nhiên, tra hỏi và thú vị. Mỗi bài viết là một đềtài độc đáo của sự khám phá mới từ những khía cạnh ngỡnhư là quá cũ. Đọc Sự Đời, ngoài cái thú thưởng thức văn chương và cảm xúc ấm lạnh qua nội dung của từng câu chuyện, người đọc còn gặp nhiều bất ngờ thú vị khi biết được những điều về cách ứng xử khác nhau và lạ lẫm đến kỳ quái giữa các giai tầng xã hội; những thói quen nghềnghiệp lạ đời, những sự đểu cáng lừa lọc một mức độ ảo thuật…

Toni Morrison, nhà văn da đen được giải Nobel cóviết về “cái hậu” của người chiến sĩ và người cầm bút:“Cuộc chiến tàn nhưng dư âm chiến trường còn vang vọng; tác giả đã khuất núi nhưng dòng tư tưởng thấm mực vẫn còn góp tiếng với nhân gian…” Mong Sự Đời là “dòng tưtưởng thấm mực” của nhà báo, nhà văn Tô Ngọc vẫn còn mãi với người thân, bằng hữu và nhân gian.

 

Sacramento, giữa mùa Covid -19, 2020

T/g: Trần Kiêm Đoàn

5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page